NFC là gì? Những trường hợp cần sử dụng NFC để quét CCCD

Sử dụng NFC giúp tiết kiệm thời gian, tăng cường bảo mật và mang lại trải nghiệm tiện lợi cho người dùng. Vậy NFC là gì? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về NFC và những trường hợp cần sử dụng NFC để quét CCCD.

NFC là gì?

NFC (Near Field Communication) là công nghệ giao tiếp không dây tầm ngắn hoạt động dựa trên cảm ứng từ trường. Công nghệ này cho phép hai thiết bị điện tử tương tác và truyền dữ liệu với nhau khi chúng được đặt gần nhau (thường là trong phạm vi 4 cm). 

Hiện nay, công nghệ NFC đã được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống hằng ngày nhờ sự nhanh chóng và tiện lợi. Công nghệ này được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như:

  • Thanh toán không tiền mặt: NFC cho phép người dùng thực hiện các giao dịch thanh toán chỉ bằng cách chạm hoặc gần thiết bị của họ lên máy thanh toán.
  • Chia sẻ dữ liệu: NFC cho phép hai thiết bị chia sẻ thông tin như hình ảnh, video, liên hệ một cách nhanh chóng và đơn giản.
  • Thiết lập kết nối: NFC có thể giúp thiết lập kết nối Bluetooth hoặc Wifi giữa hai thiết bị chỉ bằng cách chạm.

Những trường hợp cần sử dụng NFC để quét CCCD

NFC là gì? Cách sử dụng NFC để quét CCCD
NFC là gì? Cách sử dụng NFC để quét CCCD

Công nghệ NFC mang đến trải nghiệm xác thực danh tính và thực hiện các giao dịch nhanh chóng, an toàn. Dưới đây là những trường hợp cụ thể bạn có thể tận dụng tính năng NFC tiện lợi này:

Xác thực sinh trắc học ngân hàng

Từ ngày 1/7/2024, theo quyết định 2345/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, các giao dịch ngân hàng điện tử trên 10 triệu đồng sẽ bắt buộc phải xác thực bằng sinh trắc học. Quy định này nhằm tăng cường an ninh, bảo mật cho giao dịch ngân hàng trực tuyến, hạn chế tối đa rủi ro gian lận, bảo vệ tài sản cho khách hàng.

Khi quyết định được ban hành một số ngân hàng đã và đang áp dụng xác thực sinh trắc học như :

  • MB Bank
  • BIDV
  • Techcombank
  • Vietcombank

>> Xem thêm: Xác thực sinh trắc học Vietcombank: Cách nào nhanh nhất?

Chuyển đổi dữ liệu

Hiện nay, việc sử dụng NFC để quét CCCD nhằm mục đích chuyển đổi dữ liệu đang được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, mang lại nhiều lợi ích cho người dùng. Chỉ cần với thao tác 1 chạm người dùng đã có thể chuyển thông tin dữ liệu từ CCCD của mình qua các thiết bị khác để tạo các giao dịch gồm:

  • Khai báo và sử dụng dịch vụ công trực tuyến
  • Xác thực danh tính điện tử

Tra cứu thông tin

Ứng dụng VNeID trên điện thoại thông minh cũng ứng dụng công nghệ NFC giúp tra cứu thông tin cá nhân một cách nhanh chóng và tiện lợi. Nhờ tích hợp công nghệ NFC, bạn chỉ cần quét CCCD gắn chip là có thể truy cập các thông tin như:

  • Thông tin cá nhân: Họ tên, ngày sinh, giới tính, quê quán, địa chỉ thường trú,v.v.
  • Lịch sử cư trú: Các địa điểm bạn đã từng đăng ký tạm trú hoặc tạm vắng.
  • Giấy tờ liên quan: Danh sách các giấy tờ liên quan đến CCCD của bạn, ví dụ như giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, v.v.

Ngoài ra, một số địa phương đã triển khai hệ thống tra cứu thông tin tiêm chủng bằng CCCD gắn chip qua NFC. Nhờ vậy, bạn có thể dễ dàng kiểm tra lịch sử tiêm chủng của bản thân và gia đình mà không cần phải đến trực tiếp cơ sở y tế.

Lợi ích của việc sử dụng NFC để quét CCCD

Việc sử dụng công nghệ NFC để quét CCCD gắn chip mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dùng trong các hoạt động giao dịch hằng ngày, chẳng hạn như:

Tiện lợi và nhanh chóng

Thay vì phải nhập thủ công thông tin cá nhân từ CCCD, người dùng chỉ cần chạm CCCD vào thiết bị có hỗ trợ NFC để tự động điền thông tin. Quá trình này diễn ra khá nhanh chóng và giúp tiết kiệm thời gian, đặc biệt hữu ích khi thực hiện các giao dịch cần khai báo nhiều thông tin.

Chính xác và an toàn

Việc quét CCCD bằng NFC giúp đảm bảo tính chính xác của thông tin cá nhân được sử dụng, do dữ liệu được đọc trực tiếp từ chip trên CCCD. Việc này hạn chế được tối đa tình trạng sai sót do nhập liệu thủ công, từ đó tăng độ tin cậy của các giao dịch và dịch vụ.

Nâng cao tính bảo mật

Việc tích hợp chip NFC trên CCCD có thể giúp tăng cường tính bảo mật cho các giao dịch trực tuyến và xác thực danh tính. Thay vì sử dụng mật khẩu hoặc mã PIN dễ bị đánh cắp, chip NFC trên CCCD cho phép xác thực an toàn hơn bằng cách xác thực sinh trắc học. Đây là một giải pháp hiệu quả để nâng cao mức độ an toàn và tiện lợi cho các hoạt động giao dịch trực tuyến.

Cách bật tính năng NFC trên điện thoại

Tính năng NFC trên điện thoại
Tính năng NFC trên điện thoại

Để sử dụng những tính năng này, bạn cần bật NFC trên điện thoại của mình. Cách bật NFC có thể khác nhau tùy theo hệ điều hành của điện thoại bạn sử dụng. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cho hai hệ điều hành phổ biến nhất:

NFC trên Iphone

NFC đã trở thành một tính năng không thể thiếu trên nhiều smartphone hiện đại, trong đó có iPhone. Tính năng này được tích hợp từ iPhone 7 trở lên, người dùng chỉ cần làm theo các bước sau để kích hoạt NFC trên Iphone của mình:

Bước 1: Chọn  mục “Phím tắt” trên Iphone, chọn mục “Tự động hóa”

Bước 2: Chọn “Tạo mục tự động hóa cá nhân”  sau đó chọn “NFC”

Bước 3: Tiếp tục chọn mục “Quét”, làm các thao tác theo hướng dẫn để hoàn tất.

NFC trên Android

Các bước để bật NFC trên các thiết bị Android đơn giản hơn nhiều so với NFC trên Iphone.  Tùy vào điện thoại, có thể có cách kích hoạt khác nhau tùy thuộc vào phiên bản hệ điều hành và giao diện sử dụng của điện thoại. 

Bước 1: Vào mục “Cài đặt” trên điện thoại

Bước 2: Chọn mục “Thêm” ở phần cuối, sau đó bật tính năng “NFC”

Ngoài ra, NFC trên Android cũng có thể bật ở thanh thông báo của điện thoại. Bạn chỉ cần kéo màn hình xuống và bật chế độ NFC lên là xong.

Cách khắc phục sự cố khi kích hoạt NFC

Có nhiều nguyên nhân khiến NFC không thể kích hoạt được trên điện thoại của bạn. Nếu bạn đang gặp tình trạng này thì có thể là do các nguyên nhân sau:

Điện thoại không hỗ trợ NFC

Điện thoại không hỗ trợ, đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến bạn không thể kích hoạt NFC. Để kiểm tra xem điện thoại có hỗ trợ NFC hay không, trước tiên hãy truy cập trang web nhà sản xuất hoặc tìm kiếm trực tuyến về thông tin điện thoại bạn có hỗ trợ NFC không.

Nếu điện thoại có hỗ trợ, bạn tìm tính năng NFC trong phần cài đặt hoặc thanh thông báo, rồi thực hiện các bước cài đặt để bật tính năng NFC trên điện thoại của bạn.

NFC chưa được bật

Trước khi sử dụng tính năng NFC trên điện thoại bạn cần phải đảm bảo rằng tính năng này đã được bật. Nếu điện thoại bạn chưa được kích hoạt hãy vào phần cài đặt để kiểm tra và bật lên.

Bên cạnh đó, nhiều thiết bị cũng cung cấp một phím tắt để bật/tắt NFC nhanh chóng như NFC trên Android. Bạn có thể kéo thanh thông báo xuống và nhấn vào biểu tượng NFC (nếu có) để bật tính năng này.

Khoảng cách kết nối quá xa

Để sử dụng NFC, điện thoại và thiết bị NFC (thẻ, đầu đọc) cần được đặt gần nhau trong phạm vi 4cm. Nếu các thiết bị kết nối đặt quá xa sẽ không kết nối được với nhau, vì vậy để đảm bảo điện thoại và thiết bị NFC có thể kết nối nhanh chóng thì người dùng cần chú ý:

  • Giữ điện thoại và thiết bị NFC gần nhau, tốt nhất là mặt đối mặt.
  • Di chuyển điện thoại và thiết bị NFC để tìm vị trí tốt nhất dễ kết nối.

Kết luận

Bài viết trên đã chia sẻ cho bạn các thông tin về NFC là gì và những trường hợp cần sử dụng NFC để quét CCCD. Qua đó, cho thấy NFC là công nghệ hiện đại với nhiều ứng dụng hữu ích, trong đó có việc quét CCCD. Việc sử dụng NFC giúp tiết kiệm thời gian, tăng tính chính xác và bảo mật cho các giao dịch. Trong tương lai, NFC hứa hẹn sẽ được ứng dụng rộng rãi hơn nữa trong đời sống.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *